Ad728x90

Nhãn

Tin mới

Kinh doanh

Menu

Thế nào là một cuộc phỏng vấn thất bại?

Dù bạn đang có công việc trong mơ hay chưa, những cuộc phỏng vấn thất bại chắc chắn vẫn là điều có thể ám ảnh cả sự nghiệp. 


Những câu hỏi tưởng chừng xưa như trái đất, ấy vậy mà vẫn khiến chúng ta khổ sở. Vậy làm sao để tránh xa kinh nghiệm đau thương này? Và nếu lỡ may gặp phải, bạn nên làm gì để vượt qua và thay đổi kết quả vào lần sau?

1. Giới thiệu bản thân một cách thông minh

Đa phần chúng ta đều cảm thấy đây là câu hỏi mang tính thủ tục và quá dễ dàng, chỉ nói đến họ tên, tuổi, sở thích, kinh nghiệm làm việc…

Nhưng đừng quên điều này ở CV đã có hết rồi, tại sao nhà tuyển dụng vẫn hỏi?

Thật ra, điều công ty muốn biết nhất là ứng viên có thể đảm nhiệm được vị trí này không, bao gồm: kỹ năng mà bạn giỏi nhất, lĩnh vực kiến thức mà bạn nghiên cứu sâu nhất, những điểm tích cực trong tính cách của bạn, những điều thành công nhất bạn từng làm, thành tựu chủ yếu…

Những điều này có thể liên quan hoặc không liên quan đến học vấn hay trình độ của bạn, điều quan trọng là bạn phải thể hiện được tính cách tích cực của bản thân và khả năng làm việc một cách hợp lý để thuyết phục doanh nghiệp. Các công ty cũng rất coi trọng những người lễ phép, bạn nên thể hiện thái độ tôn trọng với người phỏng vấn, sau khi trả lời mỗi câu hỏi, nếu có thể, hãy cảm ơn họ. 

2. Khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì? 

Sau khi nghe bạn "chém gió" đã đủ, xác suất nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này là rất lớn.

Bạn nên hiểu rằng không muốn thấy câu trả lời trực tiếp nói về các khuyết điểm của bạn như tính cách nhỏ mọn, đố kỵ người khác, vô cùng lười biếng, hiệu suất làm việc không cao…

Cũng đừng nghĩ bản thân thông minh mà trả lời theo kiểu "Khuyết điểm lớn nhất là luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo". Bởi khi chưa biết nhà tuyển dụng "định giá" bạn thế nào, "nổ" quá lớn chỉ khiến bạn tự đặt mình vào vòng nguy hiểm.

Cách thông minh nhất là nói về ưu điểm đầu tiên, có lồng thêm một vài khuyết điểm, cuối cùng lại quay về ưu điểm, làm nổi bật bản thân.

3. Mức lương mong muốn 

Nếu có người hỏi: Với những nhân viên mới, công ty có những chương trình đào tạo gì, tôi có thể tham gia không? Hoặc chế độ thăng chức của công ty? Doanh nghiệp sẽ rất hoan nghênh, bởi nó thể hiện được sự nhiệt tình của bạn trong việc học tập và mức độ trung thành với công ty cũng như chí tiến thủ.

5. Vấn đề công việc cũ

Khi trả lời câu này nhất định phải cẩn thận, cho dù công việc cũ bạn chịu rất nhiều thiệt thòi, rất ghét và khó chịu với công ty cũ thì cũng đừng thể hiện ra ngoài, đặc biệt nên tránh việc phê bình, nói xấu sếp hay đồng nghiệp cũ, tránh gây nên ấn tượng xấu cho người phỏng vấn.

Cách trả lời tốt nhất là đem vấn đề quy về bản thân, ví dụ như công việc cũ không có đủ khả năng để học thêm nhiều điều, hoặc công việc cũ cùng kế hoạch sống của bản thân không hợp… Đáp án tốt nhất nên thể hiện mặt tích cực.

6. Quan điểm của bạn về lĩnh vực công ty đang kinh doanh, xu thế phát triển…

Công ty thường khá quan tâm đến câu này, thường chỉ có những người đã chuẩn bị mới có thể qua được vòng phỏng vấn này. Bạn có thể tìm hiểu trực tiếp trên mạng về các tin tức đó, chỉ có hiểu biết thấu đáo mới có thể có được câu trả lời độc đáo. Công ty cho rằng một ứng viên thông minh là người có hiểu biết rất nhiều về công ty đó, bao gồm phòng ban, dự án, tình huống phát triển.

7. Hoàn cảnh cá nhân

Khi phỏng vấn mà công ty có dò hỏi bạn về vấn đề gia đình, không phải là họ tò mò về những vấn đề riêng tư cá nhân của bạn, họ chỉ muốn biết ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình đối với bạn mà thôi. Điều họ muốn nghe nhất cũng là những ảnh hưởng tích cực của gia đình đối với ứng viên.

Đa phần những công ty coi trọng việc phát triển con người sẽ tin rằng, một gia đình hòa thuận sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với những người đã trưởng thành.

8. Những vấn đề sau phỏng vấn

Nếu bạn thông qua cuộc phỏng vấn này và được vào làm, nhưng làm được một thời gian bạn phát hiện rằng mình không hợp với công việc này, bạn sẽ làm gì?

Sau một thời gian, nếu bạn phát hiện bản thân không hợp với công việc, có hai trường hợp:

- Nếu bạn thật sự có niềm đam mê, yêu thích với nghề thì nên cố gắng học tập không ngừng, khiêm tốn học hỏi từ đồng nghiệp, lãnh đạo về cả tri thức cũng như kinh nghiệm làm việc, cố gắng hiểu được tinh thần thật sự và yêu cầu của nghề để giảm bớt chênh lệch.

- Nếu bạn thấy nghề này không quá quan trọng, làm cũng được mà không làm cũng được thì nên đổi nghề sớm đi, tìm kiếm ngành nghề mà bạn thật sự đam mê và nhiệt huyết, lộ trình phát triển sẽ lớn hơn và cũng có lợi cho cả bạn và cả công ty.

Theo Trí thức trẻ
Share
Banner
Nơi đăng Việt Nam

Post A Comment:

0 comments: