Ad728x90

Nhãn

Tin mới

Kinh doanh

Menu

Cọc tiếp địa là gì? Quy định cần biết khi chọn cọc tiếp địa tiêu chuẩn

Cọc tiếp địa là gì?

Cọc tiếp địa là thanh kim loại nhọn 1 đầu để cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại có đế bằng và ren để dễ dàng nối các dây cọc với nhau. Vậy các thông tin khác về cọc tiếp địa là gì? Cùng theo dõi nhé!
Cọc tiếp địa là gì? Các thông tin cần biết khi chọn cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa là gì? Quy định cần biết khi chọn cọc tiếp địa tiêu chuẩn
Cọc tiếp địa là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống chống sét. Sẽ rất nguy hiểm nếu cọc tiếp địa bị không đủ chuẩn, hoặc lắp đặt sai. Để chống sét hiệu quả, hạn chế những thiệt hại do sét gây ra thì hệ thống tiếp địa chống sét cần phải được thi công cẩn thận và đúng quy trình. Việc hiểu rõ công dụng, cũng như các đặc tính kỹ thuật của cọc tiếp địa sẽ giúp bạn có thể thi công, giám sát và đảm bảo an toàn cho nhà ở, công trình của mình.

Cọc tiếp địa, hay còn được gọi là cọc nối đất, hoặc điện cực đất. Cọc tiếp đất được xem như vật dẫn có khả năng giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, viễn thông, điện tử, chuyển toàn bộ lượng điện năng thừa trong quá trình chống sét ra ngoài môi trường đất xung quanh một cách an toàn. Sao cho vừa bảo vệ công trình, thiết bị của bạn và không ảnh hưởng đến các cá nhân, công trình khác.

Cọc tiếp địa về cơ bản là thanh kim loại, được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định, được thi công cắm sâu vào trong lòng đất. Cọc tiếp địa có một đầu vót nhọn để cắm sâu xuống đất, một đầu bằng để có thể đóng búa tạ. Đầu cọc tiếp địa có thể được làm ren để nối 2 cây cọc dễ dàng hơn.

Phân loại cọc tiếp địa phổ biến hiện nay

Các loại cọc tiếp địa phổ biến hiện nay là gì? Các loại cọc tiếp địa chưa có cách phân loại chính quy. Tại Việt Nam, người ta chọn mua cọc tiếp địa ở đâu dựa vào:
  • Chất liệu
  • Nguồn gốc 
  • Hình dạng của chúng

Phân loại theo chất liệu cọc tiếp địa là gì?

Cọc tiếp địa làm từ thép mạ kẽm là gì? Là cọc tiếp địa được sản xuất từ thép chất lượng cao được nhúng vào bể kẽm nóng.

Cọc tiếp địa làm từ thép mạ đồng là gì? Loại này lõi cọc được làm bằng thép. Để tăng khả năng truyền dẫn sét cọc được phủ lớp đồng mỏng bên ngoài, hàm lượng đồng thấp.

Cọc tiếp địa được sản xuất từ đồng đặc nguyên chất là gì? Cọc tiếp địa này được sản xuất từ đồng đỏ hoặc đồng vàng. Đây là loại cọc tiếp địa có chất lượng tốt nhất thị trường nước ta. Hàm lượng đồng từ 95 đến 99%.

Phân loại cọc tiếp địa theo xuất xứ là gì?

Ở nước ta, cọc tiếp địa được nhập khẩu từ Ấn Độ và cọc tiếp đất nội địa là hai loại chiếm tỉ lệ chủ yếu.
  • Cọc tiếp đất xuất xứ Ấn Độ
Có chất lượng trung bình, sử dụng nhiều tại các công trình nhỏ và vừa.
  • Cọc tiếp địa sản xuất tại Việt Nam
Thường đa dạng về giá cả, chất lượng, quy cách, chất liệu, có thể dùng trong mọi điều kiện thi công.

Phân loại theo hình dạng cọc tiếp địa là gì?

  • Cọc tiếp địa thanh chữ V, độ dày lớn (V50 ~ V70)
Loại cọc tiếp đất này có diện tích tiếp xúc đất lớn, bản to, thường dùng chống sét cho nhà xưởng, khu vực dễ cháy nổ như trạm điện, xăng.
  • Cọc tiếp địa thanh tròn đặc, quy cách D14 - D20
Có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng thi công, được dùng nhiều trong các công trình nhỏ, nhà ở, phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

Quy định khi thi công đóng cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là gì? Quy định cần biết khi chọn cọc tiếp địa tiêu chuẩn
Cọc tiếp địa cần đóng sâu dưới đất
Những quy định này được quy định trong phần 5, TCVN 9358:2012.

Đất phải liền thổ, chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của cọc tiếp địa, cọc phải được đóng sâu hoàn toàn xuống đất.

  • Dây nối giữa các cọc tiếp đất phải có tiết diện bằng hoặc lớn hơn tiết diện của dây nối đất chính.
  • Chiều dài cọc tiếp địa 2,5m - 3m, cho phép hàn nối tăng chiều dài trong trường hợp điện cực đất cần dài hơn 3m.
  • Độ sâu lắp đặt điện cực đất từ 0,5 m đến 1,2 m.
  • Khi đóng cọc tiếp địa phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dùng, nếu đất quá cứng, có thể sử dụng khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc tiếp địa.
Hy vọng những thông tin sau đã mang đến kiến thức trả lời câu hỏi "Cọc tiếp địa là gì?" cho bạn đọc. Chúc độc giả thành công lựa chọn cọc tiếp địa phù hợp nhờ vào các quy định chúng tôi cung cấp.
Share
Banner

dinhdat

Post A Comment:

0 comments: