Ad728x90

Nhãn

Tin mới

Kinh doanh

Menu

4 nền tảng thiết kế website mà không cần biết code

Ngoài yếu tố chuyên môn và kĩ thuật, một thiết kế website chuẩn chỉnh là điều kiện thiết yếu để một chiến dịch marketing được thành công.

4 nền tảng thiết kế website mà không cần biết code
Nếu như trước đây, khi nhắc đến việc tạo nên một website nào đó, ai cũng nghĩ rằng đó là công việc của các developer với những dòng code chằng chịt thì bây giờ, mọi chuyện đã khác. Không phải ai cũng có đủ các kiến thức lập trình web để tự mình có thể thiết kế được một website, nhưng xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, chia sẻ tin tức nên việc dựng nên một website là điều cần thiết.

Bạn muốn tự mình làm một website nhưng sợ không đủ kiến thức để tự làm? Đừng lo! Với những nền tảng này bạn sẽ có thể dễ dàng thiết kế website theo ý tưởng của cá nhân mà không cần phải biết code. Vừa đơn giản lại vừa tiện lợi mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Sau đây là những công cụ sẽ giúp bạn làm việc đó một cách dễ dàng.

1. WordPress

WordPress là hệ thống mã nguồn mở (Open Source Software) dùng để xuất bản Blog hoặc Website viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL.
WordPress với đa dạng chức năng, công cụ, hỗ trợ tối đa việc lập trình website
Wordpress cho ta một sự linh động khi sử dụng, việc hỉnh sửa và cài đặt cũng tương đối dễ dàng.

Điểm mạnh: Có thể sử dụng Wordpress để làm nhiều loại website khác nhau như: mạng xã hội, blog, bất động sản, website công ty… Wordpress hỗ trợ việc kéo thả để xây dựng bố cục, việc thiết kế bố cục cũng trở nên vô cùng dễ dàng cho người dùng. Kho ứng dụng  có tới 50.000 plugins thiết kế website bán hàng Wordpress cùng với việc tích hợp vô cùng dễ dàng bất cứ tính năng nào bạn đang muốn một cách đơn giản nhất chỉ sau có 30 giây.
Một nghiên cứu của Akami cho thấy, khoảng 3/4 người dùng website sẽ không quay lại nếu theo kinh nghiệm của họ, phải mất hơn bốn giây để tải trang. Vì thế cần tối ưu wordpress để tăng tốc website. Xem hướng dẫn tối ưu wordpress.
Điểm yếu: Khi sử dụng Wordpress bạn phải tự quản lý website của mình thông qua tên miền hosting.  Bạn phải bỏ tiền ra mua hosting wordpress để website của mình có thể chạy được.
Tuy nhiên, tên miền sẽ giúp cho website doanh nghiệp bạn trở nên uy tín hơn và dễ kiểm soát qua việc kiểm tra tên miền hay "kiem tra ten mien"

Tham khảo thêm: 3 lợi thế khi thiết kế website bán hàng bằng Wordpress

2. Weebly

Weebly
Được biết là một trong những dịch vụ thiết kế website online dễ dàng và chứa rất nhiều mẫu thiết kế đẹp để bạn có thể lựa chọn. Thiết kế theo dạng kéo thả và bạn cũng không cần phải biết code để sử dụng.

Điểm mạnh: Là dịch vụ online nên bạn không cần phải sử dụng và quản lý phần wordpress hosting. Chỉnh sửa một cách trực quan nên bạn vừa có thể chỉnh và ngay lập tức thấy kết quả của mình. Đặc biệt Weebly còn hỗ trợ bạn xây dựng trang web bán hàng online.

Điểm yếu: Cũng bởi vì là dịch vụ online nên toàn bộ các tính năng chỉ gói gọn trong một phần do Weebly cung cấp. Bạn phát hiện một tính năng mới mà Weebly chưa có thì cũng đành ngậm ngùi chờ đợi mà thôi. Khi sử dụng Weebly bạn buộc phải trả 3% chi phí giao dịch mua hàng trên website. Muốn không mất phí giao dịch bạn cần nâng cấp lên gói cao hơn.

3. Shopify

Shopify
Thường được sử dụng để thiết kế các website bán hàng trực tuyến. Đây cũng là một dạng dịch vụ thiết kế website online. Hiện tại nó có khoảng 1 triệu tài khoản cùng với hơn 40 triệu đô la sản phẩm đã được bày bán trên nền tảng này.

Điểm mạnh: cũng như các thiết kế online khác bạn không cần phải quản lý hosting, nó cung cấp cho bạn một giải pháp thanh toán hoàn chỉnh nhất.

Kèm theo đó là tính năng quản lý kho cùng với việc đăng sản phẩm không bị giới hạn. Bạn cũng có thể kết hơp với các giải pháp Marketing đã được tích hợp sẵn. Thư viện chứa rất nhiều mẫu thiết kế mà bạn chỉ cần chỉnh sửa là có ngay một website hoàn chỉnh mà không cần am hiểu về lập trình. Sử dụng giao diện kéo thả vô cùng trực quan. Bạn có thể tích hợp thêm tiện ích thanh toán qua thẻ tính dụng cho website của mình.

Điểm yếu: Giá cả hơi cao và đây thực sự là một khó khăn rất lớn dành cho những người mới bắt đầu. Nó chỉ phù hợp cho những người muốn bán hàng mà không phải quản lý tên miền.

4. Haravan

Haravan
Được ra đời vào năm 2013 bởi CEO là Huỳnh Lâm Hồ, Haravan đã đạt được rất nhiều thành công chỉ sau 1 năm ra mắt. Hiện tại, Haravan đã có hơn 30.000 người dùng đã trải nghiệm qua ứng dụng và có khoảng 2.500 người dùng thường xuyên trả phí với mức phí trung bình là 250.000 đồng/tháng.

Điểm mạnh: Là mộ công cụ tuyệt vời hỗ trợ cho việc buôn bán online. Được trang bị các phương pháp marketing vô cùng hiệu quả. Có liên kết với các kênh như 5giay, facebook… giúp bạn sử dụng một cách dễ dàng. Việc vận chuyển cũng dễ dàng hơn khi liên kết với giaohangnhanh và viettel. Một vòng tròn khép kính từ việc marketing đến liên kết đa kênh, quản trị khách hàng, giao hàng và thanh toán. Một phần mềm đáng để sử dụng khi bạn muốn lập một website mua bán online.

Điểm yếu: Vẫn chưa có nhiều plugin được tích hợp. Giá cả chính là một trong những vấn đề chính cần suy xét trước khi sử dụng dịch vụ.

Tiện lợi là thế, nhưng để phục vụ công việc quản trị website được tốt hơn, các chủ web cũng cần thường xuyên nâng cao các kĩ năng về thiết kế website để giúp trang web ngày càng được tối ưu hơn. Nhất là trong xu hướng hiện nay, website chuẩn SEO bao giờ cũng được google đánh giá cao. Việc trang bị thêm các kỹ thuật SEO cũng sẽ giúp ích cho việc nâng cao chất lượng website của bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài tổng hợp plugin cho WordPress sau:
Share
Banner
Nơi đăng Vietnam

Phương Nguyễn

Post A Comment:

0 comments: