Ad728x90

Nhãn

Tin mới

Kinh doanh

Menu

Triều Tiên kiếm bộn tiền từ điện thoại di động

Smartphone và mạng di động được cho là một trong những nguồn thu lớn nhất cho chính phủ Triều Tiên dù đang bị cấm vận nhập khẩu phần cứng. 
Điện thoại Pyongyang 2425. Ảnh: Gadgetbyte Nepal.
Điện thoại Pyongyang 2425. Ảnh: Gadgetbyte Nepal.
Năm 2017, Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt với nước này vì các chương trình vũ khi của Triều Tiên cấm nhập khẩu phần cứng điện thoại di động. Dữ liệu hải quan chính thức cho thấy Triều Tiên đã nhập khẩu điện thoại di động từ Trung Quốc vào năm 2017 với tổng trị giá 82 triệu USD. Đây là mặt hàng được nhập khẩu cao thứ ba của nước này, chỉ sau dầu đậu nành và vải. Đến năm 2018, con số này đạt mức 0 sau khi lệnh trừng phạt được áp dụng.

Tuy vậy, theo Reuters, Triều Tiên đang trốn tránh lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2017 để kiếm tiền từ nhu cầu sử dụng smartphone trong nước. Quốc gia này đã nhập phần cứng giá rẻ để sản xuất điện thoại phục vụ nhu cầu liên lạc.

Nguồn tin đã thực hiện cuộc kiểm tra trên hai mẫu điện thoại được bán ở Triều Tiên có tên Pyongyang. Kết quả cho thấy chúng đều sử chip MediaTek do Đài Loan sản xuất, pin của Trung Quốc và chạy trên một phiên bản Android của Google.

Trong đó, mẫu Pyongyang 2423 được sản xuất năm ngoái, tích hợp chip MediaTek MT6737 và có một khay sim cùng thẻ nhớ. Thẻ nhớ của máy có số series của nhà sản xuất Toshiba của Nhật. Các chỉ số trên thiết bị cho thấy nó được sản xuất bởi công ty chuyên sản xuất smartphone giá rẻ có tên Gionee của Trung Quốc.

Google cho biết mọi nhà sản xuất phần cứng đều có thể sử dụng mã nguồn mở Android miễn phí, vì vậy việc smartphone chạy Android không vi phạm lệnh cấm. Đại diện MediaTek thì khẳng định họ không đưa bất cứ sản phẩm nào vào Triều Tiên và tuân thủ mọi điều khoản trong lệnh trừng phạt. Toshiba cũng chối bỏ việc mình hợp tác kinh doanh với Triều Tiên. Gionee hiện chưa có bình luận gì.

Nguồn tin khổng lồ từ điện thoại và mạng di động


Nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un, từng xác nhận trên báo chí nước này về sự tồn tại của mạng không dây cùng các hãng điện thoại nội địa thông qua một số bài phát biểu công khai. Ông cũng đã có cuộc viếng thăm nhà máy sản xuất điện thoại trong nước. Mạng không dây tại Triều Tiên do Huawei hỗ trợ lắp đặt.

Các nhà kinh tế ước tính 6 triệu dân Triều Tiên, tương đương một phần tư dân số nước này, sử dụng điện thoại di động. Nguồn tin cho biết các mẫu điện thoại cơ bản ở Triều Tiên thường có giá từ 100 đến 400 USD (2,3 đến 9,3 triệu đồng). Việc đăng ký mạng di động được thực hiện tại các cửa hàng của bộ viễn thông nước này. Thông thường, điện thoại được bán kèm gói dịch vụ gồm 200 phút gọi điện. Nếu mua trả trước, khách hàng phải chi khoảng 13 USD (hơn 300.000 đồng) cho 100 phút gọi.

Theo dữ liệu từ chính phủ Hàn Quốc, Triều Tiên kiếm được trung bình 100 USD một tháng, tương đương chỉ 4% những gì Hàn Quốc thu được trong cùng khoảng thời gian.

Các thương hiệu điện thoại như Apple không được bày bán công khai ở Triều Tiên. Tuy vậy, những người giàu có cũng như các thương nhân nước này có thể mua chúng ở nước ngoài và dùng sim của nước này.

Điện thoại nội địa Triều Tiên chỉ có thể dùng để gọi điện trong nước và được tích hợp một vài tính năng bảo mật độc đáo. Việc tải dữ liệu lên mạng Internet cũng như về máy bị giới hạn. Khi thử cài đặt một chương trình không rõ nguồn gốc vào một mẫu smartphone có tên Pyongyang 2418, phóng viên Reuters phát hiện cảnh báo: "Nếu bạn cài chương trình phi pháp, điện thoại của bạn có thể hỏng và dữ liệu sẽ lập tức bị huỷ".

Lee Young-hwan, một chuyên gia phần mềm Hàn Quốc đang nghiên cứu về smartphone của Triều Tiên, cho biết: "Triều Tiên đưa phần mềm và các thuật toán vào điện thoại để tránh dữ liệu bị copy hay chuyển đổi".

Các ứng dụng như bản đồ, game, từ điển tiếng Anh đều được phát triển bởi các kỹ sư Triều Tiên làm việc tại doanh nghiệp hoặc trường đại học thuộc quyền sở hữu nhà nước. Theo Hacker House, một công ty an ninh mạng có trụ sở ở Anh, Triều Tiên cũng có công cụ giám sát riêng được cài đặt trong các smartphone của nước này. Nếu người dùng truy cập vào các nội dung bất hợp pháp hoặc không được nhà nước phê duyệt, một cảnh báo sẽ được tạo ra và lưu trữ trong điện thoại. Phiên bản Android được sửa đổi và cài đặt trong máy cũng thực hiện việc theo dõi và giám sát người dùng.

Đại diện của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc không bình luận gì về những việc này.

Công cụ để mưu sinh


Điện thoại được coi là tài sản lớn trong nền kinh tế của Triều Tiên. Một phụ nữ trẻ người nước này có tên Choi cho biết cô từng bán hai con lợn và buôn lậu thảo dược từ Trung Quốc để kiếm 1.300 nhân dân tệ (khoảng 183 USD) để mua điện thoại vào năm 2013. Chiếc điện thoại này đã giúp cô thành công trong việc điều hành việc bán lẻ quần áo và dầu gội Trung Quốc cũng như phân phối nhóm hàng này từ các nhà bán buôn. "Hoá ra chúng tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn mức lương chính thức", Choi cho biết. Choi sau này đã trốn sang Hàn Quốc.

Trong một cuộc khảo sát năm nay trên 126 người trốn khỏi Triều Tiên, hơn 90% trong đó sử dụng điện thoại di động để cải thiện cuộc sống hàng ngày và một nửa trong đó dùng để buôn bán. "Hàng triệu người đang dùng điện thoại di động. Họ cần nó để mưu sinh hoặc thể hiện cho mọi người thấy rằng mình giàu có. Hoá đơn điện thoại của những người này trở thành nguồn thu nhập lớn cho chính phủ", Shin My-nyeo, Giám đốc điều hành của tổ chức One Korea chuyên hỗ trợ cho những người Triều Tiên đào tẩu cũng như thực hiện khảo sát, cho biết.

Kim Bong-sik, một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Xã hội Thông tin Hàn Quốc, cho biết, để đưa ra con số cụ thể doanh thu từ viễn thông ở Triều Tiên là rất khó, nhưng đây có nhiều khả năng là nguồn thu lớn nhất của nước này nếu dự trên quy mô kinh doanh.

"Triều Tiên không thể sản xuất điện thoại mà không sử dụng linh kiện và công nghệ từ nước này. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm lệnh trừng phạt để kinh doanh", ông Kim Bong-sik cho biết.

Giới chuyên gia và những người đào tẩu cho biết việc buôn bán có thể diễn ra ở biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc. William Brown, một quan chức tình báo Mỹ đã về hưu, cho biết các phần cứng điện thoại di động có thể được buôn lậu qua biên giới Trung Quốc rất dễ dàng và sẽ rất khó để tìm ra người chịu trách nhiệm cho việc vi phạm lệnh trừng phạt.

Theo VnExpress

Share
Banner
Nơi đăng Việt Nam

Post A Comment:

0 comments: